ẢNH CHÂN DUNG VÀ ẢNH BEATY
Bài này chúng tôi nêu ra một số ý kiến với mục đích làm rõ khái niệm ảnh chân dung và ảnh beauty, bởi vì nó khác nhau nên mới có “portrait photography” và “beauty photography”.
1. Ảnh chân dung:
– Chủ thể chính là người được chụp ảnh, rất rõ ràng, việc này giúp cho photographer lựa chọn được ánh sáng phù hợp để thể hiện đường nét của chủ thể, nội tâm cảm xúc của chủ thể thông qua ánh sáng mà diễn tả. Nên trong ảnh chân dung, đặc biệt là chân dung dịnh danh, yếu tố xác định phân biệt giữa người này và người khác được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Dựa vào đặc điểm hình thể, đường nét đặc trưng của nhân vật mà tác giả có thể lựa chọn ánh sáng front light ( Paramount ) hoặc sidelight ( rembrant, short-broad light; loop light). Ánh sáng này bản chất nó mang đến sự tương phản sáng tối, chính sự tương phản này thể hiện rõ nhưng đường nét của nhân vật. Còn backlight trong trường hợp ảnh chân dung có thể được xem như một yếu tố phụ trợ để tăng cường cảm xúc.
– Khâu retouch: retouch ảnh chân dung không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, chỉ cần tác giả nắm được quy tắc về hình khối, cũng như xác định được cụ thể yếu tố nào cần giữ yếu tố nào cần loại bỏ trong khuôn hình là được.
2. Ảnh beauty :
– Chủ thể chính lấy nhân vật làm nền tảng, ảnh beauty có thể được xem là một nhánh chính của ảnh thời trang, cái cần photographer thể hiện thông qua chủ thể là loại kem nền, tone màu kem nền, tone màu mắt, mi, má hống, tóc … cho nên ảnh beauty không phải thể hiện đường nét của chủ thể mà thể hiện tính chất của sản phẩm đặt lên chủ thể, cụ thể hơn là make up. Lý do vì sao beauty photography cũng còn có cái tên là Make-up photography.
– Ánh sáng trong ảnh beauty: là flatlight, tại sao lại là flatlight, flatlight không tạo ra tương phản, như chúng ta thường không biết, da là một chất liệu có bề mặt lồi lõm, nên nếu không phải là flatlight thì càng làm tăng thêm độ lồi lõm đó ( cao sáng – thấp tối ) gây khó khăn cho việc hậu kỳ, độ tương phản cao sẽ đóng góp vào phần sai số của màu sắc trên da, trên những thành tố của make up. Flatlight mang độ phủ rất đều, nên photographer có thể dễ dàng thao tác các bước tiếp theo trong khâu hậu kỳ.
– Vì là flatlight nên góc chụp và dof chính là chìa khóa để tạo hiệu ứng thị giác, tái tạo hình khối cho chủ thể mà vẫn đảm bảo các yếu tố đã phân tích phía trên. Thường là chụp cận, và góc thấp để lợi dụng khung xương mặt của chủ thể để tạo hình khối.
– Khâu hậu kỳ : dodge and burn, dodge and burn và local & global color correction.
Da Nâu hy vọng góp chút ý kiến để các anh em đồng nghiệp cũng như khách hàng có được thêm thông tin tham khảo.